Chụp ảnh món ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh doanh nhà hàng, đem thương hiệu và bộ mặt của họ đến với người tiêu dùng. Nếu như món ăn ngon là do bàn tay người đầu bếp tài hoa nhằm giữ lại những thực khách khó tính thì điều đầu tiên lôi kéo họ đến với nơi đây lại chính là những hình ảnh món ăn mà họ nhìn thấy trên các trang mạng online.
Cách chụp ảnh món ăn
Sử dụng ánh sáng tự nhiên để chụp ảnh món ăn trông thật tươi mới
Ánh sáng là yếu tố quan trọng đối với tất cả các thể loại ảnh chụp. Khi bạn chụp ảnh món ăn bằng điện thoại thông minh, hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng ánh sáng tự nhiên.
Bạn sẽ muốn thưởng thức một món ăn ngay lập tức khi nhìn vào những tấm ảnh bắt mắt đúng không? Chính vì vậy, để khiến các món ăn hấp dẫn và tươi ngon nhất thì chúng phải được đặt dưới một nguồn sáng đều, rọi rõ được từng góc và chi tiết trên bề mặt món ăn.
Món ăn của bạn cần trông tươi nhất có thể để hấp dẫn khách hàng. Để đạt được điều này, ánh sáng tự nhiên là bí quyết dễ dàng nhất. Nhưng làm thế nào có thể chụp ảnh món ăn chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh? Bạn có thể dễ dàng thực hiện điều này bằng cách tận dụng nguồn sáng tự nhiên bằng cách setup bối ngoài trời, sân vườn có tán cây xanh tạo sự tươi mát, hoặc cạnh cửa sổ
Hãy chắc chắn rằng bạn tránh xa ánh nắng chói chang vì nó tạo ra những bóng cứng trong hình ảnh món ăn của bạn. Nếu bạn không thể tránh nó, hãy che chắn món ăn của bạn bằng một tấm hoặc đĩa khuếch tán nhỏ. Điều này giống như một cửa sổ trong việc làm dịu ánh sáng.
2/ Tận dụng ống kính góc rộng khi chụp từ trên xuống
Nếu bạn đã từng xem cảnh hậu trường của những buổi chụp ảnh đồ ăn, có lẽ bạn sẽ không lạ lẫm gì với cảnh nhiếp ảnh gia đứng cả lên bục để lấy góc máy cao chụp xuống. Chụp ảnh món ăn từ trên xuống là một cách chụp phổ biến nhất của đại đa số người dùng.
Một trong những sai lầm lớn nhất khi chụp ảnh món ăn bằng điện thoại thông minh là chọn sai góc. Máy ảnh điện thoại thông minh có ống kính góc rất rộng. Để có được kết quả tốt nhất, hãy chụp từ trên cao hoặc thẳng vào vật thể của bạn.
Lý do rất đơn giản bởi vì với cách chụp này, món ăn sẽ nằm chính giữa khung hình, góc nhìn trực diện từ trên xuống sẽ phô ra toàn bộ chi tiết, kết cấu, décor và phần bày biện của đồ ăn một cách trung thực nhất. Nếu đi đến những nhà hàng sang trọng, cao cấp thì đây là cách chụp phù hợp nhất.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ, góc này sẽ không phù hợp khi chụp ảnh những món ăn có chiều dài hoặc các món ăn dạng xếp chồng nhiều lớp như bánh mì thịt, bánh burger, pancake, mille crepe … chụp theo chiều ngang lại là góc hình khéo léo hơn. Khi bạn chụp những món ăn có dạng hình dáng này hãy đặt máy ảnh trên bàn để chụp thẳng. Bằng cách đó, bạn có thể giới thiệu tất cả các thành phần trong món ăn. Từ góc này, ống kính góc rộng cũng giúp thức ăn trông to hơn ngoài đời.
3/ Sử dụng các phông nền màu trung tính và kèm theo phụ kiện trang trí phù hợp
Trong chụp ảnh món ăn, bạn nên chọn phông nền màu trung tính. Phông nền giúp đóng góp lớn vào thành công của bức ảnh chụp đồ ăn đẹp. Thức ăn là tâm điểm của bức ảnh và những chi tiết còn lại cần phải hỗ trợ cho món ăn, không làm giảm giá trị của nó.
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc trang trí hay chụp ảnh đồ ăn bằng điện thoại, hãy ưu tiên những phông nền đơn giản, không quá nổi bật làm chiếm mất spotlight của món ăn. Nền có quá nhiều màu sắc hoặc họa tiết sẽ làm mất đi sự chú ý của món ăn chính.
Bạn cũng có thể sáng tạo phông nền theo cách riêng như dùng khăn trải bàn, mặt bàn gỗ hoặc đá, một chút cây cỏ của thiên nhiên sẽ giúp món ăn thêm hấp hẫn và nịnh mắt hơn nhiều. Và đôi khi phông nền có thể đơn giản tới mức chính là mặt đĩa đựng đồ ăn.
Một chút sáng tạo sẽ phục vụ tốt cho bạn. Không phải lúc nào bạn cũng phải bày thức ăn trên bàn. Đôi khi tôi đặt đĩa trên sàn bê tông hoặc gạch lát nền màu trung tính với hoa văn thú vị.
Một điều cũng rất quan trọng đó là tông màu phông nền cần phù hợp với màu sắc của món ăn – nhưng cũng không quá trùng màu để tránh làm chủ thể là món ăn chính bị chìm. Vài màu sắc an toàn bạn có thể tham khảo như xanh đậm, gỗ, xám hoặc thậm chí là trắng.
Ngoài ra, những chi tiết nhỏ như những vết đồ ăn bị lem ra hoặc vết bẩn trên đĩa trông vô tình nhưng có thể gây mất thẩm mỹ và sự sạch sẽ, khiến khó chỉnh sửa trong quá trình hậu sản xuất. Tuy nhiên để tạo sự phá cách, chiếc đĩa đựng đồ ăn không cần phải sáng bóng, chỉn chu không tỳ vết, một vài chi tiết rối rắm có thể tạo nét khác biệt cho bức ảnh. Nhưng quan trọng nó phải mang tính nghệ thuật, đó có thể là vệt nước sốt dây ra hay vài cọng rau thơm, ít vụn bánh rơi trên bàn, rải rác trên đĩa. Những điểm này sẽ cho thấy sự hiện diện của con người và góp phần vào câu chuyện bạn đang kể.
Ngoài phông nền, phụ kiện cũng giúp ảnh chụp món ăn nổi bật hơn. Nhưng phải biết cách chọn lọc và sắp xếp. Thường thì có quá nhiều đạo cụ khiến người xem mất tập trung. Cách sử dụng phụ kiện trang trí phổ biến là thành phần nguyên liệu của món ăn, đồ uống, rau xanh hoặc dụng cụ làm bếp…
Ví dụ, sushi sẽ được bày trên thuyền gỗ ướp đá trang trí thêm rau xanh và các loại hoa tươi để tạo sự tươi ngon, món ăn dân dã nhất sẽ hợp với một chiếc mẹt đan tre.
4/ Chụp ảnh món ăn theo bố cục có tỷ lệ rõ ràng
Vị trí và góc chụp trong bố cục nhiếp ảnh là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều đến kết quả của chụp ảnh món ăn. Vì yếu tố này có tác động đáng kể và mang lại nội dung cho bức ảnh mà bạn đã chụp.
Hãy nhớ quy tắc “một phần ba” trong bố cục bức ảnh, đây được cho là một trong những bí quyết chụp ảnh hữu ích nhất có thể áp dụng với mọi loại hình ảnh. Hãy tưởng tượng bức ảnh của bạn được chia thành 9 phần bằng nhau bởi 2 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang. Những điểm giao nhau của đường kẻ là “điểm vàng” thu hút ánh nhìn, hãy đặt các phần quan trọng của bức ảnh ở đó.
Một lưới chia hình ảnh thành chín phần bằng nhau. Tỷ lệ là 1: 1 cho mỗi hình chữ nhật. Lưới này giúp thêm sự hài hòa cho hình ảnh của bạn và sẽ hỗ trợ bạn đáng kể trong việc tạo bố cục của mình. Rất may, điện thoại thông minh của bạn đã có lưới này làm lớp phủ khi bạn bật máy ảnh.
Tất cả những gì bạn phải làm là đặt tiêu điểm ở nơi các đường cắt nhau. Điểm quan tâm chính của bạn có thể là bất cứ thứ gì từ cách trang trí cho đến miếng thịt mà bạn muốn giới thiệu.
5/ Hãy giữ lại độ tươi và màu sắc chân thật của món ăn
Chụp ảnh món ăn không giống như các loại nhiếp ảnh khác ở chỗ tốt nhất là không sử dụng bộ lọc khi chỉnh sửa. Màu sắc cần tự nhiên và kết hợp với nhau để hình ảnh của bạn trông đẹp nhất.
Hãy nhanh tay lên, đừng để rau của bạn bị héo trước khi chụp ảnh. Đảm bảo rằng khi bạn giơ máy lên chụp, mọi thứ trông đều tươi mới, không bị khô héo hay rũ màu. Bạn có thể đổ nước sốt hay rắc rau thơm lên món ăn ngay trước khi chụp ảnh.
6/ Trang trí món ăn bằng cách sử dụng những màu sắc hài hòa về thị giác
Lưu ý đến tâm lý màu sắc khi chụp ảnh món ăn. Người ta thường tránh các màu xám, đen và xanh bởi chúng gây giảm sự ngon miệng, trong khi các màu đỏ và vàng giúp kích thích vị giác hơn.
Dĩ nhiên vẫn có một số ngoại lệ. Tráng miệng, kẹo và các món có màu xanh tự nhiên cũng có thể mang lại cảm giác ngon miệng. Suy tính cách màu sắc trong ảnh của bạn kết hợp với nhau, xem chúng hình thành tính thẩm mỹ trong bức ảnh như thế nào.
Đừng quá lạm dụng màu sắc. Đừng lấy tô màu vàng, muỗng màu xanh, khăn trải bàn màu đỏ, dù cho bạn thích những màu đó đến mức nào. Thay vào đó, hãy tập trung vào những màu sắc bổ trợ hoặc tương phản.
7/ Kể chuyện bằng hình ảnh con người
Yếu tố con người cụ thể là sự hiện diện của con người để tạo cảm giác món ăn như thật sự đang “sống”, đang được thưởng thức bởi con người thật sự. Yếu tố con người trong bức ảnh có thể đến ở dạng trực tiếp (như sự xuất hiện của đôi bàn tay) hoặc gián tiếp (hình ảnh thức ăn được gắp bằng đũa chẳng hạn).
Hãy nhớ rằng việc bao gồm yếu tố con người trong chụp ảnh đồ ăn của bạn sẽ mang lại bối cảnh cho hình ảnh và làm cho nó trở nên liên tưởng.
Cung cấp cho người xem ý tưởng về một câu chuyện rộng lớn hơn diễn ra ngoài giới hạn của khung hình. Đó có thể là bất cứ thứ gì từ cách sắp đặt bàn ăn với các yếu tố bị cắt bớt một phần hoặc bàn tay của ai đó đang phục vụ thức ăn.
Lần tới khi bạn chụp đồ uống pha cà phê trong một quán cà phê, hãy chụp ảnh bàn tay của người bạn của bạn đang cầm cốc. Hoặc nếu bạn đang ở một nhà hàng, hãy chụp ngay khi họ đang chuẩn bị bữa sáng muộn.
8/ Tạo hiệu ứng sinh động cho bức ảnh
Không cần đến các ứng dụng chụp ảnh chuyển động, bạn vẫn có thể tạo ảo giác về chuyển động cho chụp ảnh món ăn tĩnh bằng một số thủ thuật đơn giản.
Ví dụ: Đơn giản nhất cho thủ thuật này là hình ảnh lòng đỏ trứng chảy ăn kèm bánh mì, hình ảnh khói bốc lên nghi ngút từ món ăn nóng, hoặc phô mai dính của chiếc pizza. Hiệu ứng chuyển động khiến bức ảnh trở nên rất thật và tạo cho người xem cảm giác thèm ăn thật sự. Để đặc tả, bạn có thể sử dụng kỹ thuật chụp cận cảnh hay “close-up”.
Chụp ảnh Close -up sẽ giúp bạn ghi lại những khoảnh khắc các chi tiết nhỏ của món ăn. Cách chụp này có đôi chút khó hơn so với ” Chụp từ trên xuống”, đòi hỏi nguồn sáng và khả năng lấy nét tốt. Nếu không thỏa một trong hai điều kiện trên, tốt nhất đừng nên thử.
9/ Tạo kiểu cho món ăn trông thật chuyên nghiệp và hấp dẫn
Tạo kiểu là điều cần thiết trong chụp ảnh món ăn. Bạn có thể có góc phù hợp, độ phơi sáng hoàn hảo và đối tượng xuất sắc. Nhưng nếu món ăn trông luộm thuộm, thì kết quả sẽ không hấp dẫn.
Nếu bạn chụp ở nhà, hãy sử dụng các loại thảo mộc và trang trí để nâng cao tính thẩm mỹ cho hình ảnh của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng các yếu tố khác như khối bánh mì hoặc một số nước sốt bổ sung. Đôi khi, tôi thậm chí rắc một ít muối hoặc hạt tiêu thô lên bề mặt để tạo bối cảnh cho câu chuyện ẩm thực của mình.
Đạo cụ cũng cung cấp cho bức ảnh của bạn tính cách, cho dù chụp bằng điện thoại hay DSLR, các nhiếp ảnh gia thường mang theo những vật dụng như dao kéo cổ điển hoặc những miếng vải lanh vuông để chụp tại nhà hàng. Làm như vậy sẽ tạo thêm một chút thú vị cho những món đồ đôi khi buồn tẻ và thông thường.